Dinh dưỡng bé yêu nhìn tổng quát cũng giống dinh dưỡng cho người lớn. Mọi người đều cần các loại chất dinh dưỡng giống nhau, chẳng hạn như vitamin, khoáng chất, carbohydrate, protein và chất béo. Trẻ em cũng cần cung cấp đầy đủ những nhóm chất cần thiết như trên. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi của trẻ, cơ thể sẽ cần thành phần cũng như số lượng các dưỡng chất khác nhau.

Dinh dưỡng bé yêu những điều mẹ cần biết

Những nhóm thực phẩm cần thiết trong dinh dưỡng cho bé

Trong giai đoạn bé từ 12 tháng tuổi đến khoảng 3 tuổi, não bộ của bé tăng trưởng rất nhanh. Tăng gấp 3 lần kích thước lúc mới sinh. Mẹ cần lên kế hoạch cho chế độ dinh dưỡng bé yêu thật tốt. Cung cấp đầy đủ tất cả các dưỡng chất thiết yếu sẽ giúp não bộ của bé phát triển toàn diện qua giai đoạn này. Trẻ cần đủ năng lượng từ chất béo, protein để não cũng như các cơ quan khác phát triển. Một chế độ ăn hỗn hợp bao gồm thịt nạc, dầu cá, thịt gà, trái cây, rau quả, sữa, ngũ cốc…. đảm bảo sự cân bằng cần thiết, là cách tốt nhất để bảo đảm được nguồn dinh dưỡng cho con cần.

Dinh dưỡng cho bé yêu theo độ tuổi

1. Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Trong 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh không cần bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức hay sự kết hợp của cả hai. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh được đáp ứng tốt nhất bởi người mẹ, sữa mẹ giúp xây dựng khả năng miễn dịch của trẻ.

Nếu bú mẹ, một trẻ sơ sinh cần được cho bú từ 8 đến 12 lần mỗi ngày hoặc tùy theo nhu cầu của bé. Khoảng 4 tháng, số lần bú có thể giảm xuống còn 4 – 6 lần mỗi ngày, tuy nhiên lượng sữa mẹ trong mỗi lần bú sẽ tăng lên.

Bé được nuôi bằng sữa thay thế nên được cho bú khoảng 6 – 8 lần mỗi ngày, trẻ sơ sinh bắt đầu với 57 – 85g sữa bột cho mỗi lần (tổng cộng khoảng 450 – 680g mỗi ngày). Tương tự với trường hợp trẻ bú sữa mẹ, số lần cho bú sẽ giảm khi bé lớn hơn nhưng lượng sữa thay thế sẽ tăng khoảng từ 170 – 227g/lần.

Sau 4 tháng, hệ tiêu hóa của trẻ đã tương đối hoàn chỉnh, có thể giúp bé tiêu hóa những thức ăn khác ngoài sữa. Do đó, trong khoảng thời gian từ 4-6 tháng tuổi, bên cạnh bú sữa, có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm thêm những thức ăn lỏng. Không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn đặc, nó có thể khiến cho bé bị nghẹt thở do cơ thể chưa thích nghi được.

Những điều mẹ cần biết khi cho trẻ ăn dặm:
  • Không cho trẻ ăn trước 4 – 6 tháng tuổi (tính theo tuổi sinh đủ tháng) vì trẻ cần được hấp thu tối đa nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ, bên cạnh đó trước 4 tháng tuổi, trẻ còn phản xạ đẩy lưỡi chống lại bất kỳ vật gì chạm vào môi (phản xạ này thường mất khi trẻ 4-5 tháng tuổi), nên rất khó trong việc tập trẻ ăn dặm.
  • Không cho trẻ ăn quá trễ sau 6 tháng vì sẽ làm tăng nguy cơ chậm tăng trưởng ở trẻ (bé chỉ bú sữa mẹ, sữa công thức thì không đảm bảo đủ chất cho quá trình phát triển). Trẻ dễ từ chối thức ăn đặc và tăng nguy cơ dị ứng thức ăn.
Dinh dương cho bé ăn dặm cần lưu ý

2. Trẻ từ 6-12 tháng

Từ 6-8 tháng tuổi, tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc sữa thay thế từ 3-5 lần một ngày. Bé sẽ bắt đầu bú ít sữa mẹ hoặc sữa thay thế khi mà thức ăn đặc trở thành nguồn dinh dưỡng chính. Thời điểm này, bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác: rau (khoai tây, đậu xanh, cà rốt và đậu Hà Lan) đều là những lựa chọn tốt, chúng nên được nấu chín kỹ và nghiền, trái cây (chẳng hạn như chuối nghiền, bơ, đào, hoặc táo).

Cho bé ăn cháo dinh dưỡng

Từ 8-12 tháng tuổi, nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa thay thế 3-4 lần/ ngày. Ở độ tuổi này, cần bổ sung thêm các loại thịt hầm, thịt băm vào khẩu phần ăn của trẻ.

Dạ dày và hệ tiêu hoá của bé yêu phát triển dần theo độ tuổi, bé chưa thể ăn được nhiều loại thức ăn. Những năm đầu đời, chế độ dinh dưỡng cho bé yêu sẽ trải qua theo từng giai đoạn khác nhau mẹ cần lưu ý: từ sơ sinh đến 4 tháng, từ 4-6 tháng tuổi, từ 6-8 tháng tuổi, từ 8-10 tháng tuổi, và từ 10 đến 12 tháng tuổi. Mẹ có thể tham khảo các hướng dẫn thực đơn để biết nên cho bé ăn gì, khối lượng thức ăn cần thu nạp trong ngày là bao nhiêu. Nếu bé ăn ít hơn hoặc nhiều hơn so với chỉ định, mẹ cũng đừng lo lắng nhé, vì các thông tin hướng dẫn cũng chỉ là để tham khảo.

3. Dinh dưỡng cho trẻ từ 1 tuổi

Khi trẻ được 1 tuổi, nên tăng dần lượng thức ăn dặm, bé sẽ bú hoặc uống ít sữa hơn. Lúc này bé cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng từ thịt, trái cây, rau, bánh mì và hạt ngũ cốc và nhóm sữa, đặt biệt sữa nguyên kem. Việc này sẽ giúp đảm bảo đầy đủ lượng vitamin và khoáng chất cho trẻ. Tuy nhiên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong suốt năm đầu đời, do đó ở thời điểm này, sữa vẫn nên chiếm khoảng 70% khẩu phần ăn.

Cần lưu ý rằng trong thời gian này trẻ bắt đầu học cách bò và đi nên sẽ ăn ít thức ăn trong 1 bữa ăn, nhưng sẽ ăn thường xuyên hơn (4-6 lần) trong cả ngày, vì vậy, bố mẹ nên thêm những cử ăn nhẹ ngoài khẩu phần cho trẻ.

Logo cháo dinh dưỡng bé yêu

4. Trẻ từ 2-5 tuổi

Sau 24 tháng, hầu hết các bé đã mọc đủ răng và cứng chắc hơn giai đoạn 1 tuổi. Lúc này bé không còn ăn cháo, bột nữa mà có thể ăn những thức ăn giống người lớn, bố mẹ nên cho trẻ ăn cơm cùng gia đình để tạo thói quen tốt trong ăn uống, các món ăn dành cho bé có thể là cháo đặc, súp đặc, cơm,… đồng thời vẫn cho trẻ uống sữa ít nhất 1 lần/ngày. Bên cạnh 3 bữa ăn chính cùng gia đình, bạn có thể cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều, bữa phụ giúp trẻ không bị đói, ăn uống ngon miệng hơn, trong bữa phụ này, bạn nên cho trẻ ăn các loại trái cây, sữa, sữa chua để hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Tóm lại, ở bất kể độ tuổi nào, dù là trẻ sơ sinh hay tuổi mẫu giáo thì dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của bé. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, bố mẹ cần thay đổi chế độ ăn hợp lý để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi.

Dinh dưỡng cho bé yêu theo thời tiết

Bé sở hữu hệ miễn dịch khoẻ, sức đề kháng tốt là “màn bảo vệ” giúp bé đối phó mới mọi bệnh tật. Mẹ có bao giờ thắc mắc, làm thế nào để tăng đề kháng cho bé, để hệ miễn dịch của bé luôn luôn khoẻ mạnh? Thời tiết thay đổi kích thích sự phát triển các loại vi khuẩn có thể tấn công bé yêu. Nếu bé không được mẹ chăm sóc cẩn thận, bé sẽ rất dễ bị ốm. Mẹ cần phải có kế hoạch, xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé những lúc chuyển mùa là việc làm vô cùng cần thiết. Các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh: các tế bào miễn dịch đều nằm dọc hệ tiêu hoá, và ảnh hưởng hơn 70% khả năng miễn dịch của toàn bộ cơ thể. Vì vậy, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cho bé uống đủ nước mỗi ngày, nhất là ưu tiên các loại thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể như kẽm, selen, vitamin C,B…

Những thức ăn cần tránh cho trẻ

Ngoài sữa ra, thực đơn sẽ dần dần được mẹ bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho bé yêu càng ngày càng phong phú hơn. Bé có thể ăn nhiều hơn các loại thực phẩm khác nhau, song mẹ cần tỉnh táo để phân biệt, có một loại thực phẩm cần tránh, phải phù hợp với từng giai đoạn độ tuổi, tình trạng sức khoẻ, rồi mới cho con sử dụng. Ví như không cần thêm muối nhiều vào thức ăn của trẻ, uống sữa bò tươi nhiều tăng cảm giác đầy bụng ở trẻ do có hàm lượng protein lớn, sử dụng các loại hạt trong món ăn dễ tiềm tàng nguy cơ gây nghẹt thở đối với con.

Nguồn: Tổng hợp